Tứ pháp
Tứ pháp

Tứ pháp

Tứ pháp là danh từ để chỉ các Phật, Bồ Tát được dân gian coi như các nữ thần trong tín ngưỡng Việt Nam gồm: Mây-Mưa-Sấm-Chớp, đại diện cho các hiện tượng tự nhiên có vai trò quan trọng trong xã hội nông nghiệp. Sau này khi Phật giáo vào Việt Nam thì xuất hiện tín ngưỡng Tứ pháp với truyền thuyết về Phật Mẫu Man Nương. Tuy cai quản các vấn đề tự nhiên như: Vân - Vũ - Lôi - Điện (mây, mưa, sấm, chớp) nhưng khái niệm Tứ Pháp khác với các Thần trong tín ngưỡng dân gian ở chỗ: nếu chư thần là cái gì đó thuộc vê tự nhiên có quyền năng ban phúc giáng họa thì Tứ Pháp là do Phật, Bồ Tát vì tâm đại bi hóa hiện ra để thỏa mãn các mong cầu của chúng sinh, tức Tứ Pháp cũng là giả danh mà bản thể căn bản là Từ Bi, Trí tuệ. Tóm lại Tứ Pháp là sự "Phương Tiện" biến hóa các Bồ Tát ra các Vị cai quản các hiện tượng tự nhiên để nhân dân cầu mưa, cầu mát chứ không phải các thần tự nhiên thâm nhập vào Phật giáo, tuy hình thức có điểm chung nhưng ý nghĩa lại khác xa nhau.Liên quan đến tín ngưỡng thờ Tứ Pháp còn có hệ thống các chùa gọi là Tứ pháp, hiện chỉ thấy trong vùng Đồng bằng Bắc Bộ. Các vị đó gồm:Tuy được dân gian gắn cho vai trò như các thần Mây, Mưa, Sấm, Chớp tự nhiên nhưng tên gọi có chữ "Pháp" đứng phía trước cho thấy các vị vẫn thuộc về Phật giáo. Phật giáo quan niệm "chư Pháp do duyên sinh" tức các khái niệm, sự vật như sông, núi cây cỏ, thần mây, ý tưởng... là các pháp vốn do nhiều nhân duyên tạo thành dựa trên nền tảng chung của các pháp là Tánh Không (đại diện bởi Thạch Quang Phật), và các vị Phật, bồ tát muốn tạo lợi ích cho vô lượng chúng sinh có thể hóa ra cả các vị thần, trời, vua... để giúp đỡ họ. Được sinh ra từ Phật giáo nên họ được gọi là Tứ Pháp chứ không ai gọi là Tứ Thần. Ngay tên gọi bốn ngôi chùa Thiền Định - Thành Đạo - Phi Tướng - Trí Quả cũng nêu biểu các giai đoạn tu tập Phật giáo chứ không phải tín ngưỡng thần linh.Các tượng Tứ Pháp rất đặc biệt, tuy các tượng còn tồn tại đa số là tạc lại vào thế kỷ 17-18, được gọi là các "bà" nhưng tượng không hề ảnh hưởng của tín ngưỡng Mẫu bản địa vốn phát triển giai đoạn này mà vẫn giữ được những nét cổ kính như khuôn mặt của phụ nữ Ấn độ, dáng cao to (Pháp vân) và điểm chung là đầu tượng là đầu "bụt ốc'' tức tóc xoăn bện lại như các pho tượng Phật. Đây là hình ảnh khác xa với tên gọi các "bà" hay hình ảnh mẫu, nữ thần đương thời. Tượng Tứ Pháp lại không bao giờ tạc bầu ngực của phụ nữ thay vào đó cơ thể mang đậm phong các Nam giới, có lẽ cách gọi các "bà" và tượng tạc thân nam là dạng kết hợp Từ Bi - Trí Tuệ của nhà Phật (trong Phật giáo người nam biểu thị cho phương tiện, từ bi, người nữ biểu hiện cho trí tuệ, các Phật, bồ tát là các vị viên mãn hay tích lũy hai phẩm tính này). Mặc dầu phần đầu các pho tượng Tứ Pháp được tạc giống như chư Phật nhưng các tượng này thường là tượng sơn son chứ không thếp vàng như tượng Phật.Trong bốn vị Tứ Pháp thì Pháp Vân, Pháp vũ là hai vị được thờ cúng rộng rãi nhất. Thông thường Pháp vân được coi là vị đại diện cho cả Tứ Pháp.Ở bất cứ tôn giáo nào, ngoài những ý tưởng xây nên học thuyết, bên cạnh đó là cả một hệ thống kiến trúc minh họa cho ý tưởng trên, các công trình kiến trúc hoàn thành dựa trên nhận thức, thói quen, sở thích xây dựng của mỗi dân tộc, cho nên khó mà nói rằng các công trình kiến trúc bằng đá đã hơn các dạng kiến trúc được dựng từ các chất liệu khác.